9 bài thuốc chữa viêm đại tràng tại nhà
Viêm đại tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, có thể chữa trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm đại tràng tại nhà vừa an toàn, tiết kiệm mà đem lại hiệu quả cao.
Dưới đây là 9 cách chữa viêm đại tràng người bệnh có thể tham khảo thực hiện.
Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá nha đam
Nha đam có nhiều công dụng như làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, nhuận tràng… Vì thế, nó thường được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng.
Nguyên liệu: 5 lá nha đam tươi, 500ml mật ong.
Thực hiện:
Trước tiên, bạn đem rửa sạch nha đam rồi lọc lấy phần gel bên trong. Sau đó, cho phần gel này vào xay nhuyễn với 500ml mật ong thành hỗn hợp sền sệt. Cho hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản và dùng dần.
Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 30ml hỗn hợp, có thể ăn luôn hoặc pha với nước ấm để uống. Ngày uống 2 – 3 lần, duy trì trong vòng 1 tháng thì các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Chữa viêm đại tràng bằng nghệ tươi
Thành phần của nghệ chứa curcumin và nhiều hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, làm lành vết loét… Vì thế, kết hợp nghệ với mật ong trở thành bài thuốc chữa viêm đại tràng hiệu quả.
Nguyên liệu: 50g nghệ tươi, 3 thìa mật ong.
Thực hiện:
Trước tiên, bạn cần cạo vỏ rồi rửa sạch nghệ tươi. Sau đó đem xay nhuyễn rồi chắt lấy nước. Trộn mật ong vào nước nghệ khuấy đều. Hỗn hợp này đem bỏ ngăn mát tủ lạnh uống dần. Mỗi ngày uống 2 lần trong vòng 1 tháng sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng lá mơ lông
Theo Đông y, lá mơ lông tính mát, có vị đắng, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại ở hệ tiêu hóa, nhất là đại tràng. Bên cạnh đó, lá mơ lông còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu và những triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng.
Nguyên liệu: 50 lá mơ lông, lá chuối tươi, 2 quả trứng gà.
Thực hiện:
Lá mơ lông rửa sạch rồi đem thái nhỏ. Trứng gà đem tách lòng đỏ rồi trộn đều với lá mơ. Bạn lót một lớp lá chuối tươi xuống chảo rồi đổ hỗn hợp trên lên đun nóng. Chế biến kiểu này không cần cho dầu mỡ. Sau khi lá chuối gần cháy thì úp một lớp lá khác lên trên và lật ngược để đun nóng tiếp. Khi hai mặt chín đều thì cho ra đĩa rồi dùng khi còn nóng.
Chữa viêm đại tràng bằng lá ổi
Trong lá ổi có các thành phần như tanin pyrogalic, axit psiditanic… có tác dụng kích thích cơ trơn ruột, ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn có hại trong đường ruột. Ngoài ra, dưỡng chất trong lá ổi có công dụng cầm tiêu chảy, kháng khuẩn, giảm đau nên nó được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của viêm dạ dày.
Nguyên liệu: 1 nắm lá ổi non có búp, 1 lít nước, muối trắng.
Thực hiện:
Lá ổi đem rửa sạch rồi ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút sau đó vớt ra để ráo. Sau đó, đem đun sôi 1 lít nước rồi cho lá ổi vào, thêm ít muối nấu với lửa nhỏ. Khi nước cạn còn khoảng 2 chén thì tắt bếp, chắt nước ra để nguội hơn rồi uống. Nước lá ổi bạn nên chia thành 2 phần để uống hai lần sáng tối mỗi ngày.
Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen
Vừng đen có chứa axit béo không bão hòa như sesamin, sesamol. Vitamin E và một số khoáng chất khác như canxi, sắt… Tất cả những hoạt chất này đều có tác dụng cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng.
Nguyên liệu: Vừng đen, mật ong.
Thực hiện:
Vừng đen đem rang đến khi có mùi thơm thì tắt bếp. Sau đó để nguội rồi cho vào lọ kín bảo quản. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 2 thìa vừng rang và nửa thìa cà phê mật ong cho vào nước nóng để khoảng 15 phút thì uống. Mỗi ngày uống 2 lần, duy trì khoảng 1 tháng thì sẽ cho hiệu quả.
Chữa viêm đại tràng tại nhà bằng củ riềng
Củ riềng có tính ấm, có khả năng làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ. Do đó, kết hợp củ riềng với lá lốt là bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng được nhiều người áp dụng.
Nguyên liệu: 20g củ riềng tươi, một nắm lá lốt.
Thực hiện:
Củ riềng rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ. Sau đó, cho riềng và lá lốt vào ấm đun nóng. Sau khi sôi thì cho lửa nhỏ, để khoảng 20 phút là tắt bếp. Phần nước chắt ra uống dần trong ngày. Duy trì uống nước củ riềng, lá lốt thường xuyên sẽ giúp bệnh thuyên giảm.
Chữa viêm đại tràng bằng lá chè xanh
Lá chè xanh không chỉ dùng để pha nước uống mà còn có tác dụng chữa bệnh viêm đại tràng. Nước lá chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể không còn cảm giảm mệt mỏi. Ngoài ra, lá chè xanh còn có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm nên chữa bệnh viêm đại tràng rất hiệu quả.
Nguyên liệu: Một ít lá chè xanh tươi.
Thực hiện:
Lá chè đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô. Sau đó, đem lá chè đã khô đi nghiền thành bột mịn rồi cho vào túi hoặc lọ kín để bảo quản dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy khoảng 0,5g bột chè xanh rồi pha với 150ml nước sôi để uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần nước chè để đem lại hiệu quả.
Lưu ý những ai mắc chứng khó ngủ, mất ngủ thì không nên uống nước chè xanh vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.
Lá vối tươi chữa viêm đại tràng
Trong lá vối có thành phần tanin có tác dụng chống lại vi khuẩn gây hại cho đại tràng, bảo vệ lớp niêm mạc đại tràng. Ngoài ra, trong lá vối còn chứa một số kháng sinh có tác dụng tiêu diệt mầm mống gây bệnh. Vì thế, lá vối được sử dụng làm một bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả.
Nguyên liệu: Khoảng 250g lá vối tươi.
Thực hiện:
Lá vối đem rửa sạch, vò nát rồi cho vào ấm nước đun sôi với 2 lít nước. Khi sôi thì cho nhỏ lửa rồi đun thêm 15 phút sau đó tắt bếp. Người bệnh sử dụng nước lá vối thay cho nước lọc hằng ngày để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
Xem thêm: nội soi tiêu hóa
Chữa viêm đại tràng bằng ngải tiên
Trong ngải tiên có chứa Diterpenes Coronarin có tác dụng điều trị viêm đại tràng cũng như phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Nguyên liệu: Củ và thân cây ngải tiên với lượng vừa đủ.
Thực hiện:
Trước tiên cần rửa sạch ngải tiên rồi thái nhỏ, phơi khô, cho vào bình kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ lấy một nắm ngải tiên đem sắc uống. Để điều trị hiệu quả thì người bệnh cần duy trì uống nước ngải tiên từ 1 – 2 tháng.
Những lưu ý khi chữa viêm đại tràng tại nhà bằng phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian tuy đem lại hiệu quả với một số người nhưng lại chưa được khoa học chứng minh mà chỉ là phương pháp truyền miệng. Vì thế, khi áp dụng những cách này, bạn cần lưu ý:
- Các bài thuốc này chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác.
- Tùy vào cơ địa mỗi người mà các bài thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau.
- Thời gian sử dụng dài, người bệnh cần kiên trì thực hiện, không được nản khi chưa thấy có tác dụng.
- Chỉ nên áp dụng với những trường hợp nhẹ. Với trường hợp bệnh nặng cần đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp hiệu quả.
- Khi sử dụng bài thuốc này cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chăm tập thể dục thể thao.
- Nếu áp dụng các bài thuốc một thời gian dài nhưng không đem lại hiệu quả thì nên dừng lại và thay đổi cách điều trị khác.
Các phương pháp dân gian có thể đem lại hiệu quả nhưng lại chưa được khoa học chứng minh nên tốt nhất bạn hãy đi khám khi thấy xuất hiện bất thường. Thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, tình trạng bệnh cũng như được chỉ dẫn cách điều trị hiệu quả nhất và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
Xem thêm: nội soi gan