Thế nào là sàn gỗ công nghiệp? Cấu tạo ra sao?
Bạn đang có nhu cầu lắp đặt sàn gỗ công nghiệp cho gia đình, văn phòng. Nhưng lại không hiểu rõ về sàn gỗ công nghiệp. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thế nào là sàn gỗ công nghiệp? Cấu tạo ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi ngay sau đây nhé!
1. Khái niệm về sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu lót sàn
Bản chất sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên. Sử dụng công nghệ ép nén cao áp để tạo ra vật liệu gỗ có tên HDF. Loại vật liệu này có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên. Có đầy đủ những tính năng của sàn gỗ tự nhiên như: Khả năng chống thấm nước, chống mối mọt và cong vênh.
2. Cấu tạo cơ bản của sàn gỗ công nghiệp
Một tấm sàn gỗ công nghiệp sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản như: bột gỗ-hạt nhựa-keo dính và các phụ liệu đi kèm. Về cơ bản thì sàn gỗ sẽ có cấu tạo từ 4 lớp. Cụ thể các lớp như sau:
Phần đáy của sàn gọi là lớp đế: Đây là lớp nhựa tổng hợp có tác dụng lớn trong việc chống ẩm. Ngăn chặn sự thâm nhập của hơi nước cũng những là lớp chịu lực chính của sàn. Thông thường ở lớp này người ta sẽ in logo hoặc tên của thương hiệu sản xuất, mã của sản phẩm để người dùng dễ nhận biết.
Lớp vân của sàn: Chính là lớp vân nhựa giả làm vân gỗ được phủ lên trên bề mặt lớp cốt gỗ bên trong. Vừa có tác dụng lớn về thẩm mỹ lại đem lại cảm giác giống vân gỗ tự nhiên. Tùy vào từng sản phẩm, có thể tạo ra vân gỗ giống với các loại gỗ tự nhiên bất kỳ. Màu sắc cũng có thể làm theo ý muốn của người tiêu dùng.
Lớp bề mặt chính là một lớp nhựa cứng có màu trong suốt đề phủ bên trên. Có kết hợp thêm oxit nhôm làm tăng cường khả năng chống ăn mòn và chống xước hiệu qảu cho bề mặt sàn gỗ.
Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp chính là do cấu tạo của lớp bột gỗ được kết dính bằng keo và phụ gia nên khả năng chịu nước của sàn có phần kém hơn các loại vật liệu khác. Tuy nhiên độ bền còn phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, tỷ lệ tính toán các chất kết dính và phụ gia.
3. Điểm qua một vài tiêu chuẩn của sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp có một số tiêu chuẩn cần tuân thủ
Hiện nay sàn gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Chính vì vậy bắt buộc sản phẩm trước khi đưa tới tay người tiêu dùng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
Độ dày của sàn
Thông thường sàn gỗ công nghiệp sẽ có các quy cách trong sản xuất độ dày là : 8-10-12mm. Trong đó loại sàn có độ dày 10mm là dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Châu Âu. Với độ dày tiêu chuẩn, sàn có khả năng hấp thu tiếng ồn tốt. Độ dày càng lớn thì khả năng giảm độ ồn càng tốt.
Độ chống mài mòn
Tiêu chuẩn về khả năng chống mài mòn là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đo lường khả năng chịu lực và ăn mòn của sản phẩm. Hiện tiêu chuẩn này được viết tắt là AC Rating.
Độ thân thiên với môi trường
Là chỉ số có viết tắt là E, là tiêu chí để đánh giá tỷ lệ các thành phần phụ gia có trong cấu tạo của sàn có gây ảnh hưởng độc hại cho sức khỏe con người không. Và có ảnh hưởng tới môi trường hay không? Đây là tiêu chuẩn vô cùng quan trọng. Khi mua sàn gỗ công nghiệp các bạn cần hết sức chú ý.
Chỉ số chống cháy
Hiện chỉ số này có ký hiệu là B trên sản phẩm. Nó thể hiện khả năng chống cháy của vật liệu. Chỉ số này càng cao thì khả năng chống cháy càng tốt.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về sàn gỗ công nghiệp.